Vé máy bay Côn Đảo và những điều bạn chưa biết
Vé máy bay Côn Đảo và những điều bạn chưa biết, khám phá một trong những bãi biển hàng đầu của Việt Nam, nơi có nhiều bãi biển hoang sơ và gần gũi với thiên nhiên. Côn Đảo là một sự hòa trộn giữa quá khứ và hiện tại, giữa những chứng tích về sự man rợ của con người và thiên nhiên truyệt mỹ. Dưới chế độ tàn bạo của nhà tù, khoảng 20.000 người Việt Nam yêu nước đã vĩnh viễn nằm lạị. Tại đây, bạn đừng quên thắp hương trước ngôi mộ của nữ liệt sỹ anh hùng Võ Thị Sáu, đồng chí Lê Hồng Phong, chí sỹ yêu nước Nguyễn An Ninh.
Đối với những ai thích sự lãng mạn, đến Côn Đảo để đắm mình trên bãi cát biển mịn màng, nước trong xanh, nghe gió hát, lá reo. Để lắng hồn mình trong những bức tường rêu phong của các di tích lịch sử. Và đến Côn Đảo để ăn ốc vú nàng, để chén no nê những hạt Bàng khô, thơm lừng như hạnh nhân…

Côn Đảo Travelpass
Thời gian nào đẹp nhất để mua vé máy bay giá rẻ đi Côn Đảo?
Từ tháng 10 đến hết tháng 2 là thời gian biển động, chi phí sinh hoạt tại Côn Đảo thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể ra đảo. Lúc này phương tiện ra đảo chỉ có thể bằng máy bay. Tuy nhiên vào khoảng 23-1 (ngày ÂL 27 tháng Chạp) hàng năm là ngày giỗ chị Sáu. Đây là ngày giỗ rất lớn ở Côn Đảo mà Nhà nước và nhân dân đều cùng tổ chức. Ngày giỗ, nhiều người nấu cúng ở nhà. Nhiều người mang lễ vật, hoa quả, hương đèn ra Nhà tưởng niệm. Nhiều người ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Tháp…, dù phải vượt biển, vẫn ra Côn Đảo giỗ chị Sáu.
Tháng 3 – tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo không quá 1 giờ đồng hồ, sau đó có ánh nắng chan hòa. Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này có thể bằng máy bay hoặc bằng tàu.

Vé máy bay giá rẻ đi Côn đảo Travelpass
Đến Côn Đảo có gì hấp dẫn?
Lặng ngắm san hô
Vịnh Côn Sơn với 14 hòn đảo nhỏ to khác nhau và Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ ở Côn Đảo là nơi tập trung rạn san hô phong phú nhất Việt Nam về mật độ và chủng loại. Vương quốc san hô ở Côn Đảo hiếm nơi nào có thể sánh được, bao gồm các loại san hô san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam.
Lặn ngắm san hô và khám phá thế giời đại dương tại Côn Đảo là hoạt động đặc biệt thu hút du khách vào mùa hè từ tháng 3 đến thang 9 vì thời gian này măt biển luôn em đềm, là điều kiện thuận lợi cho những chuyến ra khơi rong ruổi đến những nơi heo hút nhất. Hòn Tài hay hòn Bảy Cạnh thường là điểm đến được chọn cho hoạt động lặn ngắm san hô và khám phá thế giới đại dương kỳ thú này.
Lặn ngắm san hô bằng kính lặn và ống thở không phải là việc quá khó, chỉ cần mặc áo phao mỗi người đều có thể thả mình trên mặt nước để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vương quốc san hô đầy màu sắc và cùng lúc khám phá thế giới đại dương kỳ thú của vùng biển Côn Đảo. Bạn có thể liên hệ với Travelpass Côn Đảo, Rainbow hoặc các khách sạn về nơi cung cấp các tour lặn biển. Giá tour lặn biển thường từ 500,000vnd/người trở lên.

Lặn ngắm san hô Côn Đảo
Câu cá Biển Đông Côn Đảo
Đi câu Côn Đảo còn là cái thú du lịch thăm thú những hòn đảo nhỏ của vùng đảo này. Bạn sẽ có dịp được sống vài ngày vất vả cuộc đời ngư phủ khi cùng ăn, cùng ngủ, cùng câu, cùng hứng chịu mưa nắng, sóng gió với những ngư dân “thứ thiệt”.
Nếu đã là một dân câu, hẳn bạn sẽ biết đến chuyện đi tìm “cảm giác”, cái cảm giác “thăng hoa” sau bao nhiêu thời gian mòn mỏi chờ đợi, lúc con cá cắn mồi và một cú giật trĩu tay. Đối với một dân câu, đi câu cá ở Côn Đảo đích thực là “tột đỉnh của cảm giác”.

Câu cá Côn Đảo Travelpass
Xuyên rừng Ông Đụng – đến với Đất Thắm Bãi Bàng
Khám phá vườn quốc gia Côn Đảo bằng cách tản bộ một khoảng ngắn xuyên qua rừng nhiệt đới, đến bãi biển Ông Đụng ở bờ bên kia của đảo. Nếu sức khỏe cho phép, bạn có thể tắm biển và ngắm san hô bằng ống thở tại đây. Vườn Quốc gia Côn Đảo là nơi cư trú của khoảng 285 loài thực vật, nhiều loài đặc trưng cho rừng của cả ba miền Bắc, Trung, Nam và hơn 100 loài chim, thú có vú đặc hữu như sóc mun, chim gầm ghì trắng, chuột núi…, cùng nhiều sản vật quý hiếm như tổ yến, đồi mồi, vích, hải sâm, rau câu…

Rừng Ông Đụng Côn Đảo Travelpass
Hoặc cũng đi băng qua từ rừng nhiệt đới, có một ngã rẻ khác đưa bạn tới với Đất Thắm-Bãi Bàng, tuy nhiên đây là một quãng đường khá xa có thể là gấp đôi quãng đường đến với Bãi Ông Đụng, nhưng một khi đã đến bạn lại không thể nào không xiu lòng trước vẻ đẹp ma mị, mà hoang sơ đến ngất lòng. Nước biển xanh biếc, nhiều rặng đá chông chênh, dãi san hô chết sóng đánh vạc vào bãi, nếu bạn có chuẩn bị ống thở và kín lặn thì có thể lặn ngắm san hô ở đây.

Đất thắm – Bãi bàng Côn Đảo Travelpass
Đến hòn Bảy Cạnh, khám phá rừng ngập mặn nguyên sinh, xem Vít đẻ trứng, cua xe tăng kiếm mồi
VQG Côn Đảo là mẫu chuẩn về sự độc đáo, hiếm và đại diện cho một kiểu đất ngập nước tự nhiên ở vùng biển phía Đông – Nam của Việt Nam và của khu vực.

Rừng ngập mặn Côn Đảo Travelpass
Du lịch Côn Đảo, bạn có thể trải nghiệm một đêm lặng lẽ nhưng vô cùng quyến rũ trên hòn Bảy Cạnh. Màn đêm buông xuống là lúc những chú Cua xe tăng ra kiếm ăn, bạn sẽ được kiểm lâm hướng dẫn ven theo vùng đầm lầy nơi chúng sinh sống, tuy nhiên nếu bạn không quen lội sình thì đành phải nhờ chú kiểm lâm bắt nó lên.

Cua xe tăng Côn Đảo Travelpass
Nửa đêm có khi đến tận 1h, 2h sáng (nghĩa là bạn phải ngồi rình), lúc này những con rùa biển Chelonia mydas mà dân gian hay gọi rùa xanh hay vích… làm ổ và đẻ trứng bên bờ biển. Vào mùa sinh sản, hàng đêm, nhân viên kiểm lâm phải tuần tra dọc bờ biển theo dỏi và cứu hộ vít. Những chú vít vào mùa đẻ, có thể sẽ mò lên bờ rất nhiều lần mới có thể tìm ra cho mình một chổ ưng ý, và một khi đã say đẻ, thì chúng ta có thể đến gần chụp ảnh (nhưng tuyệt đối không được nhá đèn vào mắt nó, vì giác mạc của vít rất mỏng, ánh sáng quá mạnh sẽ làm chúng bị mù). Và sau khi chúng đẻ xong sẽ dùng tứ chi lấp ổ lại và xuống biển.

Vít Côn Đảo Travelpass
Đến Côn Đảo tham quan những đâu?
Khám phá thiên nhiên
Tuyến Sờ Rấy – Rừng nguyên sinh Ông Đụng: Từ trụ sở Vườn Quốc gia Côn Đảo, mất khoảng 45 phút đi bộ du khách sẽ đến Sở Rẫy, đây là vườn cây ăn quả được trồng từ đầu thế kỷ 20, hiện nay đang được cải tạo để cung cấp thức ăn cho động vật hoang dã. Chúng ta tham quan rừng mưa nhiệt đới, lên chòi quan sát của cán bộ Kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo ngắm nhìn cảnh quan hòn Côn Sơn và các loại động vật hoang dã. Tiếp tục đi theo đường mòn nhỏ để đến bãi Ông Đụng, nghỉ ngơi, tắm biển, lặn xem san hô.
Hồ An Hải – Núi Thánh Giá: Hồ An Hải là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất của đảo. Tại đây, chúng ta ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã và chinh phục đỉnh núi Thánh Giá cao 577m, đứng trên đỉnh núi chúng ta có thể quan sát toàn cảnh Côn Đảo.
Mũi Cá Mập – Bến Đầm – Hòn Trọc: chúng ta có thể dậy từ rất thưởng ngoạn cảnh bình minh nhô lên từ nơi trời và nước gặp nhau rất thơ mộng tại mũi Cá Mập. Đến Bãi Nhát tắm biển và ngắm đỉnh Tình Yêu, tham quan rừng ngập mặn, lặn xem san hô và ngắm hoàng hôn thật lãng mạn hữu tình ở vịnh Bến Đầm
Tìm hiểu lịch sử
Hệ thống nhà tù Côn đảo
Từ năm 1862 đến 1975, Côn Đảo được biết đến như một nhà tù tàn bạo dành cho những kẻ chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ. Để hiểu phần nào về Côn Đảo thời xưa, bạn nên đến thăm Bảo Tàng Côn Đảo, khu di tích Chuồng Cọp (Pháp & Mỹ), nghĩa trang Hàng Dương, viếng thăm mộ nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu và các chiến sỹ khác…
Du Lịch Tâm Linh
Viếng thăm Chùa Núi một: Nằm ở trung tâm huyện được xem là ngôi chùa có phong thủy đẹp nhất Việt Nam. Chùa mới khánh thành năm 2011, nằm trên núi, có tầm nhìn bao quát xuống biển – núi – thành phố – hồ sen An Hải vô cùng đẹp.

Cảnh nhìn từ Chùa núi một Côn đảo Travelpass
Đền thờ bà Phi Yến (hay còn gọi là An Sơn Miếu): Miếu bà Phi Yến cách thị trấn Côn Sơn 2km, Tọa lạc tại Khu dân cư số 3, đường Hoàng Phi Yến. Miếu bà Hoàng Phi Yến hay còn gọi là An Sơn miếu là nơi thờ bà Phi Yến – Thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh). Ngày 18/10 âm lịch, lễ giỗ chính thức bắt đầu. Lễ vật là hương hoa, bánh và ngũ quả được xếp thành từng mâm đẹp mắt. Người dân ở Côn Đảo cũng bắt đầu đến miếu để dâng lên những vật phẩm mộc mạc và thành tâm cầu xin những điều tốt lành, sau đó tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi được tổ chức ở đây.
Miếu Hoàng Tử Cải: Theo truyền thuyết cách đây hai trăm năm, vì ngăn cản không cho Nguyễn Ánh cầu viện Pháp mà mẹ cậu là Bà Phi Yến đã bị giam cầm vào một hòn đảo hoang vắng. Khi thuyền nhổ neo, không thấy mẹ, hỏi ra mới biết mẹ mình đang bị giam cầm, Đức Cậu đã khóc thảm thiết và bảo cha cho mẹ theo cùng. Trong lúc tức giận, Nguyễn Ánh đã ném đứa con vô tội của mình xuống biển xem như là ngăn ngừa một kẻ loạn thần. Xác của Hoàng Tử đã trôi vào làng Cỏ Ống. Dân làng Cỏ Ống đã vun đắp mộ và lập Miếu thờ gọi là Miếu Cậu hay Thiếu Gia Miếu. Ngày 22/10 âm lịch là ngày giỗ Cậu tức Hoàng tử Hội An.
Nghĩa trang Hàng Dương: Côn Đảo là nơi ghi dấu bao đau thương của người dân Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, khi đến du lịch Côn Đảo ai cũng muốn một lần đến viếng nghĩa trang Hàng Dương nơi chôn cất hàng nghìn chiến sỉ yêu nước đã ngã xuống trên mảnh đất này để có thể thắp một nén hương tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc kiên cường trước những chế độ nhà tù tàn bạo và khắc nghiệt của kẻ thù.

Nghĩa trang hàng dương Côn đảo Travelpass
Những bãi biển đẹp
Bãi Đầm Trầu: Cách sân bay Côn Đảo 500m, với nước biển trong vắt, cát trắng mịn màng và những tảng đá dựng khơi gợi câu chuyện cổ tích, và được bao bọc bởi những cánh rừng nhiệt đới, bãi Đầm Trầu quyến rũ du khách bằng vẻ đẹp của một cô gái quê nền nã. Có đến đây, lặng thinh trong cái hắt nắng chiều, chậm rãi nhìn hoàng hôn xuống, dưới chân vách đá, từ bãi Đầm Trầu dõi mắt tìm hòn Cau, thốt nhiên tôi nhớ câu ca dao:

Bãi đầm trầu Côn đảo Travelpass
“Đi đâu mà chẵng thấy về
Hay là quần tía dựa kề áo nâu?
Ai về nhắn với Ông Câu
Hòn Cau cách Bãi Đầm Trầu bao xa?
Buồn hận vì tình yêu đôi lứa không thành,chàng Cau đã bỏ nhà đến một hòn đảo cách xa chốn cũ hơn 10 dặm để ẩn dật cho đến khi chết,nơi chàng nằm xuống bỗng mọc lên một hàng cau xanh tốt quanh năm,tới mùa trái chín đỏ rực một vùng. Khi chàng trai bỏ quê hương ra đi,ngày ngày người con gái tên Trầu ra nơi vách đá khi xưa thường hò hẹn. Khi thai nhi đã lớn, cũng là lúc nàng biết chuyện tình buồn của cha mẹ và hiểu rằng chàng Cau không bao giờ trở về nữa. Vì quá tuyệt vọng, nàng gieo mình xuống nước,nơi nàng bỏ xác có tên là Bãi Đầm Trầu từ đó.
Bãi Lò Vôi dọc đường Tôn Đức Thắng: Thích hợp cho gia đình hoặc nhóm đông người, cắm trại nghỉ ngơi ăn uống trong ngày. Vì là con đường chủ đạo dọc bãi biển nên khách du lịch có thể ăn uống, café, và nhiều dịch vụ khác.

Bãi lò vôi Côn Đảo Travelpass
Bãi An Hải: Cách trung tâm huyện chỉ 10 phút đi bộ, được bao quanh bởi núi nên rất êm dịu và phẳng lặng, nước trong xanh. Là một sự tiếp nối của cát phía trước bến cảng trải dài về phía tây nam của thị trấn Côn Sơn. Bao quanh bởi những cây cọ và bị bỏ qua bởi những dãy núi xanh, bãi biển này là rải rác với các chỗ ở chỉ bờ biển trên đảo (ngoài Six Senses Resort).
Bãi Đất Dốc: Các hẻm núi ăn sâu vào bở biển tạo ra các bãi biển nhỏ xinh đẹp và yên tĩnh.

Bãi Đất Dốc Côn Đảo Travelpass
Bãi Biển Nhật: đường kết thúc tại cảng cá và khó nhận ra của Bến Đầm, trong một đầm đẹp, che chở bởi các đảo Hòn Bà. Từ bến tàu nó có thể thuê một chiếc thuyền nhỏ cho các chuyến đi ngắn hơn đến Đảo Hòn Bà.
Bãi Nhát: Côn Đảo nằm khu vực đường xích đạo, nên chế độ thủy triều tại Côn Đảo là Bán Nhật Triều, ban đêm lên xuống một lần và ban ngày lên xuống một lần, do đó Bãi Nhát chỉ ẩn hiện vài giờ trong một ngày và mỗi ngày sẽ có muối giờ khác nhau không trùng lập với nhau. Bãi Nhát nằm ở phía Nam của đảo Côn Sơn – Côn Đảo, nằm giữa tuyến đường từ thị trấn Côn Sơn đi cảng Bến Đầm, cách thị trấn khoảng 8 km, sẽ là điểm hấp dẫn lượng du khách khi đến Côn Đảo du lịch tham quan di tích nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, tổ chức các hội nghị chuyên đề – du khảo trong nước và quốc tế.

Bãi Nhát Côn đảo Travelpass
Bãi Bàng: Leo khoảng 700m qua rừng ông đụng, có 2 đường đi, một đường đi tư Hang đức mẹ một con đường mòn len lõi trong rừng (phải có thổ địa dẫn đường), chúng ta sẽ đến bãi bàng. Là bãi đá tròn, có nhiều san hô chết, xung quanh có nhiều cây dứa dại. Khách nước ngoài hay đến đây tắm biển. Mặc dù nó khá xa và leo núi rất mệt nhưng khách du lịch vẫn hay tới đây tắm biển dã ngoại.
Hệ Thống quần đảo – Côn đảo
Hòn Bảy Cạnh
Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với hệ động, thực vật rất phong phú. Đến với Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ có cơ khám phá sinh thái rừng ngập mặn và bơi lặn ngắm san hô. San hô ở đây rất đa dạng về chủng loại với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam Mất. Đi tàu từ đảo Côn Đảo ra Hòn Bảy Cạnh mất khoảng 1 giờ đồng hồ.
Hòn Tài
Hệ sinh thái dưới biển của Hòn Tài là bức tranh phong phú đầy màu sắc của san hô hòa mình với những loại sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh. Đến với Hòn Tài, du khách còn có thể thấy sóc mun – loại sóc đặc hữu chỉ có ở Côn Đảo, kỳ đà, tắc kè… và nhiều loài chim biển, gầm ghì trắng – một loại chim quý hiếm thuộc họ bồ câu, khỉ mặt đỏ – giống khỉ quý đang được nuôi tại Hòn Tài.
Hòn Cau
Hòn Cau khá nổi tiếng bởi trước đây là một làng cổ thời vua Gia Long với tên “Xóm Bà Thiết”. Hơn nữa đây còn là một di tích lịch sử, nơi thực dân Pháp, Mỹ giam cầm các chiến sĩ cách mạng yêu nước, trong đó có cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hòn Cau là nơi duy nhất trong số các đảo ngoài khơi trong quần đảo Côn Sơn có nguồn nước ngầm. Hòn Cau cũng là nơi quan trọng cho công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm như: rùa biển, yến sào. Đến với hòn Cau du khách có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng cảnh đẹp hoang sơ và môi trường trong lành.
Hòn Tre Lớn
Nếu bạn muốn xem san hô thì hòn Tre Lớn là nơi lý tưởng nhất, vì san hô ở đây rất đẹp và phong phú chủng loại. Ở đây bạn còn được xem bãi cát nơi rùa biển đẻ trứng, nghỉ ngơi thư giãn và tắm biển.
Vịnh Đầm Tre
Vịnh Đầm Tre nằm phía Đông Bắc của đảo Côn Sơn, cách trung tâm Vườn quốc gia Côn Đảo 16 km. Vịnh Đầm Tre là một điểm du lịch hoang dã với cảnh quan tự nhiên, kín gió. Tại đây, du khách có thể tham quan rừng ngập mặn, bơi lặn ngắm san hô, xem chim yến làm tổ trong mùa sinh sản và nhiều loài sinh vật biển khác… Trên đường đi, du khách sẽ được ngắm cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc…
Đặc sản Côn Đảo
Ốc vú nàng
Đặc sản hấp dẫn nhất không nên bỏ qua khi đi du lịch Côn Đảo mang cái tên khá “nhạy cảm” là ốc vú nàng. Loại ốc này có thể nướng, luộc, ăn gỏi đều ngon tuyệt hảo. So với ốc vú nàng ở biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), biển Đại Lãnh (Khánh Hòa), ốc vú nàng ở Côn Đảo là to hơn, lại có quanh năm và nhiều nhất vào những ngày trăng tròn.

Ốc vú nàng Côn Đảo Travelpass
“Ai qua đất Thắm, Bãi Bàng
Hỏi thăm Ông Đụng, vú nàng lớn chưa?
Dân gian hay ví von…
“Anh hỏi thì em xin thưa
Vú nàng đã lớn nhưng chưa ai sờ”
Sá sùng
Sá sùng là một trong những loại hải sản quý hiếm rất khó đánh bắt. Thịt sá sùng nướng vừa giòn, mềm lại dai dai, béo bùi và ngọt nên càng ăn càng thấy ngon.

Sá sùng Côn đảo Travelpass
Mắm Nhum
Được người dân ở đây ưu ái gọi là mắm quý tộc, đây là loại mắm hiếm và rất khó tìm, được làm từ con nhum ( nhím biển) rất công phu, có màu đỏ, thơm lừng, sóng sánh màu hổ phách. Mắm nhum thường được dùng chấm các món luộc hoặc các món cuốn.
Trái Dứa Rừng – Dứa Dại
Thường thu hoạch vào mùa thu, đem sấy hoặc phơi khô dùng dần. Theo đông y, quả dứa dại vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đàm, phá tích trệ, giải độc rượu…
Mứt hạt bàng
Đây là một món ăn độc đáo làm từ hạt của cây bàng – loài cây rừng gần như đã trở thành biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người Côn Đảo. Vị ngọt của đường hay vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi và béo của hạt bàng ở đầu lưỡi, mang đến một món mứt vừa ngon lại rất lạ.
Ngoài ra, còn nhiều món ngon khác mà du khách không thể bỏ qua ở Côn Đảo như: cua mặt trăng, ghẹ, tôm hùm, trùn biển, gỏi cá mập, mắm hàu…

Mức hạt bàng Côn đảo Travelpass
Vé máy bay giá rẻ Travelpass
48/8 Lam Sơn, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Support : 0947 954 666